Theo Mark McMullan
Những hạt giống khỏe mạnh là vật thể sống nằm ngủ yên. Để
thu được kết quả nhiều nhất từ hạt giống
bạn cần hiểu một chút về nhu cầu của chúng. Hướng dẫn này
tập trung vào tất cả các khía cạnh liên
quan đến hạt giống ớt và cụ thể là đối với bốn yếu tố cơ
bản nhất cần thiết phải có để khuyến khích hạt
giống thức giấc: Sức
sống của hạt / Độ ẩm / Nhiệt độ / Phương tiện trồng
Khi nào nên bắt đầu gieo hạt?
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ tùy
thuộc vào việc bạn dự định trồng ớt trong
nhà hay ngoài trời. Nếu trồng trong nhà nhờ sử dụng ánh sáng nhân tạo,
bạn có thể bắt đầu gieo hạt bất
cứ lúc nào bạn muốn. Nếu bạn dự định cuối cùng sẽ chuyển cây non ra
ngoài, các điều kiện khí hậu địa
phương, đặc biệt là nhiệt độ và mức ánh sáng tự nhiên sẽ quyết định thời
gian bắt đầu gieo hạt. Ở các
nước nhiệt đới như Việt Nam, thời gian gieo hạt nên vào những tháng mát
mẻ nhưng không quá lạnh
như các tháng mùa thu và mùa xuân.
Phần lớn giống ớt cần ít nhất 6 đến 9 tháng để phát triển đầy đủ
và cho hết quả. Bắt đầu từ tháng Hai thường cho quả tới tháng Bảy hay
tháng Mười.
Sức sống của hạt
Sức khỏe của mầm giống sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chất lượng của hạt giống
ban đầu. Hãy chỉ
mua hạt giống từ các nhà cung cấp có uy tín. Các nhà cung cấp tốt xử lý
hạt giống bằng hóa chất để
loại bỏ các mầm bệnh. Nếu bạn sử dụng hạt giống lấy từ vụ ớt trước, thì
thời gian chiết hạt và việc
bảo quản hạt đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng mạnh tới sức sống của chúng. Xem
hướng dẫn về cách
lấy giống để biết thêm chi tiết. Các hạt giống được giữ lại nên được thử
nghiệm định kỳ để kiểm tra
sức sống của chúng.
Để tăng cơ hội trồng được mầm ớt khỏe mạnh, trước khi gieo, nên kiểm tra lại
hạt giống. Bạn nên loại
bỏ bất cứ hạt nào bị biến dạng, gãy hoặc mất màu. Các đốm đen trên hạt có
thể là dấu hiệu của bệnh tật.
Thử nghiệm nảy mầm
Thử nghiệm nảy mầm là phương pháp hữu ích để kiểm tra sức sống của hạt giống
mới mua hay hạt
giống được cất giữ. Trước khi tiến hành thử nghiệm nảy mầm, hãy thử tìm
hiểu thêm một chút về các
yêu cầu & thời gian nảy mầm của giống ớt được trồng, đặc biệt là với
những giống ớt bạn có ít kinh
nghiệm. Hầu hết người trồng ớt đều
biết rằng một số loài ớt chinense và ớt dại có tỷ lệ nảy mầm rất
kém so và thời gian nảy mày dài. Nên kiên nhẫn vì một số
giống ớt như Habanero và Tepin có thể mất
tới 6 tuần để nảy
mầm.
Để bắt đầu thử nghiệm nảy mầm, hãy
đăth một số hạt giống trên mẩu giấy
ăn hay giấy vệ sinh ẩm theo hình đường kẻ (cho dễ đếm). Bạn sử dụng càng
nhiều hạt giống, thử nghiệm
càng chính xác hơn. Đậy hạt giống
bằng một từ giấy khác, cẩn thận gập nó lại và đặt vào trong vật gì đó
có thể giữ ẩm như một túi nhựa
trong tự dán kín được sử dụng trong tủ lạnh. Bảo quản túi đó ở nơi có
nhiệt độ ấm áp thường xuyên, một
tủ sấy bát hoặc trên một đệm sưởi chẳng hạn. Sau 5-10 ngày, hãy
đếm và loại ra những hạt giống đang nảy mầm. Bỏ những hạt giống đó vào
chậu và tính tỷ lệ nảy mầm
(tỷ lệ phần trăm những hạt giống
nảy mầm so với tổng số hạt giống được thử nghiệm). Nếu sau một vài
tuần nữa mà không có thêm
hạt ớt nào nảy mầm, bạn có thể khá chắc chắn rằng tất cả các hạt giống
khỏe mạnh có thể nảy mầm thì đã nảy mầm.
Hãy nhớ rằng một tỷ lệ nảy mầm cao không có nghĩa là bạn sẽ có nhiều cây ớt
khỏe mạnh và phát triển
tốt, vì chúng có thể sẵn sàng mọc mầm trên khăn giấy ấm áp nhưng lại khó
phát triển đến trưởng thành.
Các mầm ớt non có sức sống yếu thường dễ bị thay đổi hay bị bệnh hơn. Để
đảm bảo trồng được ít nhất
một mẫu cây ớt khỏe mạnh cho mỗi giống ớt, bạn nên sử dụng ít nhất nửa tá
hạt giống. Xin lưu ý rằng
khi hạt giống đã mọc mầm, chúng sẽ cần nhiều ánh sáng để phát triển. Nếu
bạn tiếp tục không cho chúng
ánh sáng tốt (dù là ánh sáng nhân tạo hay ánh sáng tự nhiên) bạn sẽ có
nhiều cây ớt mọc cao khẳng khiu.
Hầu hết hạt giống được cung cấp
bởi những nhà cung ứng giống thương mại sẽ có tỷ lệ nảy mầm trên
80%. Những hạt giống thừa từ những
túi giống có tỷ lệ nảy mầm dưới 50% nên được thử nghiệm lại và
báo cho nhà cung cấp nếu vẫn có tỷ lệ nảy mầm thấp.
Cải Thiện Khả Năng Nảy Mầm
Người trồng ớt và các công ty cung cấp hạt giống sử dụng nhiều kỹ thuật khác
nhau để cố gắng nâng cao
tỷ lệ nảy mầm. Trong số những kỹ thuật phổ biến nhất có kỹ thuật Rạch
Nông Cơ Học & Tẩm Hóa Chất:
Với kỹ thuật Rạch Nông Cơ Học, ý tưởng
ở đây là loại bỏ một phần; hoặc cả
vỏ mỏng bên ngoài hạt giống để hỗ trợ sự nảy mầm. Việc này có thể thực
hiện bằng một con dao sắc hay
một mẩu giấy ráp.
Với kỹ thuật Hóa Chất (tẩm), ý tưởng ở đây là làm mềm vỏ hạt giống hay bắt
chước quá trình hóa học
của hệ tiêu hóa của loài chim như
một cách tự nhiên để khuyến kích sự nảy mầm cảu hạt giống. Đó là
một lĩnh vực có nhiều tính giai thoại và dân gian của những người trồng
ớt và công việc là tẩm hạt giống
ớt bằng một trong nhiều hóa chất từ những dung dịch hóc môn ngoại nhập
chẳng hạn như axit gibberellic (GA3) cho đến nước máy thông thường, nước trà
loãng và thậm chí cả phân chim bồ câu.
Trên thực tế, chỉ cần nhúng hạt giống trong nước máy thông thường qua đêm để
làm mềm vỏ ngoài của
hạt là đủ hiệu quả như bất kỳ liệu
pháp hóa học nào khác đối với hầu hết các giống ớt. Việc rửa hạt
giống bằng giấm gạo cũng giúp giảm
những vấn đề liên quan đến các mầm bệnh có trong hạt. Phương
pháp nước trà và phân chim bồ câu
cũng cho nhiều thành công đối với một số giống ớt dại và ớt Trung
Quốc ngoan cố cho dù sau đó hơi có
mùi!
Phương pháp làm mềm hạt giống phổ biến ở Việt Nam là xử lý bằng nước ấm
"3 sôi 2 lạnh" (khoảng 50-55oC) trong 30
phút, rồi hong khô dưới ánh nắng nhẹ.
Phương Pháp Túi Trà:
Chất tanin trong trà (sẽ làm mềm vỏ hạt giống) được tin rằng là nhân tố
đứng sau thành công của
phương pháp này. Tất cả các loại trà đều có thể sử dụng được, nhưng một
số người trồng ớt cho rằng
trà hoa cúc đặc biệt tố vì những đặc tính kháng nấm mốc của nó được cho
là sẽ làm giảm vấn đề úng
nước.
Các bước:
1. Bỏ túi lọc ra và uống hết trà trong
ấm.
2. Làm một tách trà khác bằng túi trà cũ và để nguội trong vài phút. Bạn đã
có một dung dịch trà loãng.
3. Đặt các hạt giống đang ở giữa hai miếng khăn giấy ăn trên một đĩa nông và
rót trà vào đủ để làm ướt
(uống trà còn lại đi chứ!).
4. Cẩn thận gập khăn giấy lại và dặt vào một chỗ ấm áp qua đêm.
5. Sau nhũng công việc khó khăn này, hãy tự thưởng cho mình một tách trà nữa
nào!
Độ Ẩm
Trong quá trình nảy mầm, hạt giống hút nước và bắt đầu nở ra cho đến khi
những mầm nhỏ trồi lên từ
dưới lớp vỏ ngoài của hạt và bắt đầu tự làm thức ăn bằng cách quang hợp.
Mặc dù độ ẩm là rất cần thiết
cho quá trình nảy mầm, phương tiện
dùng để gieo hạt được sử dụng nên ẩm chứ không ướt. Các môi
trường ướt và ngập nước sẽ tạo điều kiện cho úng nước và hình thành mốc
và hạt giống có thể bị thối
thay vì nảy mầm.
Nhiệt Độ Đất Trồng
Cây ớt, cũng như người bà con khoai tây, là cây trồng thích nghi với thời
tiết ấm. Điều này có nghĩa là
cũng như môi trường ẩm, hạt giống
ớt cần đủ nhiệt độ để thức giấc. Giấc ngủ của hạt giống ớt là cơ chế
sinh tồn bên trong hạt để ngăn hạt
nảy mầm trong những điều kiện giá lạnh có thể làm chết các mầm
non.
Tuy nhiên, ngay cả trong những điều kiện tối ưu, quá trình nảy nầm vẫn có thể
chậm chạp và bất thường
do mức độ giấc ngủ khác nhau rõ rệt giữa các loài ớt.
Các loài ớt dại và ớt Trung Quốc nguồn gốc nhiệt đới đặc biệt có
xu hướng "ngủ sâu nhất", biểu biện là
thời gian nảy mầm rất chậm của chúng (thường
lên tới 6 tuần) và những yêu cầu về nhiệt độ đất trồng
cao hơn (23oC-32oC).
Mặt khác, hạt giống của các loài ớt annuum; gồm ớt chuông và nhiều giống ớt
trang trí có
giấc ngủ yếu hơn và sẽ sẵn sàng nảy mầm ngay cả ở nhiệt độ thấp hơn (10oC -23oC).
Bất kể loài ớt nào, một quy tắc chung
mà bạn cần nhắm tới
là giữ nhiệt độ ở khoảng (24oC-32oC)
với mức tối ưu được tin là ở khoảng 30oC. Anh sáng không quan
trọng đối với quá trình nảy mầm,
quan trọng là có một nguồn nhiệt. Khay nhân giống, tủ sấy bát, trên
nóc tủ lạnh hay thậm chí một chiếc chăn điện là những nơi rất tốt để tạo
ra các điều kiện nảy mầm.
Phương Tiện Trồng
Có rất nhiều hỗn hợp đất trồng để bạn
có thể chọn lựa. Với người trồng cây
chuyên nghiệp thì mỗi người đều có những bí mật riêng của mình. Than bùn
và phân ủ từ đất mùn,
peclit (một dạng tro núi lửa); chất khoáng (chất khoáng làm nở bằng
nhiệt), các khối bông đá và những
giải pháp thủy canh được sử dụng phổ biến. Vậy thứ nào là tốt nhất? Chà,
còn khó trả lời hơn việc liệt
kê tên tất cả 3500 giống ớt!
Nhiều người trồng cây có kinh nghiệm ủng hộ kỹ thuật thủy canh (trồng cây
trong những dung dịch hóa
chất thay vì đất trồng) vì nó có
nhiều ưu điểm. Một trong những trở ngại đó là chi phí. Các phương tiện
gieo hạt từ đất trồng truyền thống
dễ sử dụng hơn đối với những người mới vào nghề nên ở đây sẽ tập
trung vào lĩnh vực này. Cây ớt thích mọc ở đất trồng nhẹ
nhàng, thoát nước tốt và có độ pH khoảng 6
(axit nhẹ). Rễ cây
con cũng cần không khí cũng như nhiệt độ và độ ẩm đầy đủ. Việc bổ sung peclit
hay
chất khoáng vapf các hỗn hợp đất cằn sẽ giúp giảm nén và
tăng cường sự thông thoáng của đất. Khi bắt
đầu gieo hạt, bạn cũng nên tránh những hỗn hợp đất trồng
nhiễm mặn, bột xương hay các loại phân bón
khác vì chúng có thể làm cháy rễ non. Bên cạnh đó, bạn nên
bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng phân
ủ không có than bùn
nếu có thể.
Đu sao đi nữa, một hỗn hợp phân ủ từ
hạt không có than bùn,
trộn với một ít chất khoáng,
peclit hay cát sẽ đảm bảo cho mầm ớt non bắt đầu cuộc sống trên gốc rễ
vững chắc của chúng.
Hỗn hợp đất trồng mẫu:
Năm phần phân ủ từ hạt không có than bùn trộn với một phần chất khoáng và một
phần Peclit
Chỉ sử dụng phân ủ hạt tươi khi bắt đầu gieo hạt. Không sử dụng đất vườn hay
phân ủ để hở trước đó đã
nằm trong chuồng khá lâu. Cả hai loại đó đều có thể chứa cỏ
dại, sâu bọ và các mầm nấm có thể giết chết
các mầm non nhỏ bé
gần như ngay sau khi chúng nảy mầm. Sau cùng, các hỗn hợp đất trồng khử trùng
rất rẻ tiền và có
sẵn ngay ở giữa vườn. Nếu bạn thực sự muốn sử dụng đất vườn hay đất trồng cũ,
hãy
chắc chắn rằng đất sạch cỏ dại và được khử trùng để loại
trừ các sinh vật có hại có thể có trong đất. Bạn
có thể khử trùng đất
bằng cách rót nước sôi lên hoặc đun nóng trong lò có nhiệt độ khoảng 80oC
trong
45 phút. Tuy nhiên, lò nướng của bạn có thể có mùi! Khay
đựng gieo hạt cũng nên được rửa sạch bằng
nước sôi và một dung
dịch tẩy loãng trước khi sử dụng để loại trừ mầm bệnh. Khay gieo hạt nhiều
ngăn
đặc biệt tiện lợi vì dễ dàng hơn trong quá trình chuyển cây
sang chậu.
Một nguyên nhân phổ biến dẫn đến thất
bại là gieo hạt quá sâu. Hạt ớt có đủ
thức ăn bên trong nó trong một thời gian phát triển hạn chế và hạt được
gieo quá sâu sẽ sớm tiêu hết
năng lượng và chết trước khi vươn tới bề mặt. Mẹo hay là đặt hạt giống ớt
trên bề mặt đất và sử dụng
một chậu cây (có nhiều lỗ nhỏ ở đáy) để nhẹ nhàng rây hỗn hợp đất trồng
lên trên hạt, phủ lớp đất
khoảng 2 đến 3mm. Cuối cùng, dù là
gieo hạt giống gì đi nữa, hãy nhớ dán nhãn cho chúng. Không có
gì tệ hơn việc phải chờ tháng này
qua tháng khác trước khi có thể xác định là mình đã trồng cây gì. Đặc
biệt là khi có tới hơn 3000 giống
ớt để đoán. Khi mầm ớt nhú lên hãy xem bước tiếp theo của kỹ thuật
trồng ớt. Kỹ thuật chuyển mầm ớt vào chậu cây được mô tả ngắn gọn trong
phần
Hướng Dẫn Về Phân Bón
Theo
Julian Livsey & Tony Ford
Bạn
đã gieo mầm thành công và bạn đang thấy những mầm non nhỏ nhú lên. Bạn làm
sao để biến
những cây non mỏng manh này thành những
cây ớt lớn và rậm rạp, trĩu quả? Câu trả lời ngắn gọn
là
bạn cần đảm bảo cây ớt nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Tuy bạn có thể đọc một lượng thông tin khổng lồ về cách tốt nhất để đạt
được sự cân bằng nhạy cảm
của các chất dinh dưỡng để có sự phát triển tối ưu, bạn
nên nhớ rằng cây ớt khỏe mạnh và thích ứng
một cách kỳ lạ. Vâng, bạn có thể bỏ nhiều thời gian chăm
sóc cây ớt của mình (và đó chỉ mới bắt đầu)
nhưng bạn sẽ thấy cây ớt có thể nhận được hầu hết những
gì chúng cần từ đất trồng, ánh sáng, nước và
không khí. Bạn có
thể trồng những cây ớt tốt một cách hoàn hảo mà không cần sử dụng quá nhiều
phân
bón, tuy nhiên,
bạn có thể làm cho chúng phát triển hơn, khỏe mạnh hơn và có năng suất hơn
nếu bạn
sử dụng phân bón để cho chúng những dưỡng chất cần thiết.
Xin lưu ý là cũng rất dễ bón quá nhiều
phân và làm cháy rễ, nhất là với các cây non.
Phân
trộn hữu cơ đã bao gồm phân bón, có cần bón thêm không?
Thông thường phân bón có trong phân trộn hữu cơ sẽ cạn kiệt trong một tháng
hoặc hơn một chút.
Điều này có nghĩa là khi cây ớt đã đến giai đoạn sẵn sàng
ra quả, sẽ không còn phân bón trong đất
để giúp chúng mạnh mẽ thêm.
Các
dưỡng chất
Hãy nói thêm về các dưỡng chất. Tuy có khá nhiều dưỡng chất chủ yếu và thứ
yếu cấn thiết cho sự
phát triển của cây
ớt, từ Magiê (Mg) đến Kẽm (Zn), ba yếu tố chính được sử dụng nhiều nhất là
Đạm
(N), Lân (P) và Kali(K) - gọi tắt là phân bón NPK. Bao bì
thương mại của phân bón thường có một bộ
số chẳng hạn như
5-5-5 hay 10-8-8 . Những con số này là tỷ lệ cân bằng của NPK.
NPK
Chất Đạm giúp đẩy mạnh sự phát triểu tán lá của cây ớt trên mặt đất. Nếu
cây ớt thiếu Đạm, chúng có
thể bị còi cọc. Lá sẽ nhợt màu, vàng úa do quá
trình sản sinh ra chất diệp lục bị chậm lại.
Lân (hay Phôt-pho) cần thiết cho cây ớt để chuyển đổi quang năng thành hóa
năng trong quá trình
quang hợp và ngoài ra cần thiết cho sự liên lạc giữa các
tế bào và sự sinh sản. Nó giúp rễ cây, quả và
hoa phát triển.
Nếu cây thiếu Lân, chúng có thể có dấu hiệu còi cọc hay chậm phát triển,
quả lâu chín
hơn. Cây ớt thiếu
Lân sẽ gặp khó khăn khi lấy các dưỡng chất cần thiết khác qua rễ.
Kali điều tiết lượng nước lưu chuyển trong cây ớt, làm giảm sự mất nước từ
lá, làm cho cây chống
được thời tiết lạnh và khô. Sự thiếu hụt yếu tố này chỉ
trở nên rõ ràng khi khí hậu khắc nghiệt. Lá già
có thể có nhọt hoặc phai màu dọc viền lá, cũng như ít hoa
và quả.
Các
yếu tố vi lượng
Như bạn có thể đã đoán ra, các yếu tố này chỉ cần có với lượng rất nhỏ, tuy
chúng vẫn rất cần thiết cho
sự phát triển của cây ớt. Chúng bao gồm lưu huỳnh, Canxi,
magiê, mangan, đồng và sắt. Chúng thực
hiện nhiều công việc như giúp cây ớt tổng hợp đạm từ
không khí để đóng vai trò như một chất xúc tác
trong quá trình
sản sinh chất diệp lục. Nên cẩn thận khi bạn dự định bổ sung các yếu tố vi
lượng cho
cây ớt của mình;
tuy chúng tốt cho cây ớt với lượng rất nhỏ, bổ sung quá nhiều chúng sẽ
thành độc dược.
Độ
pH
Độ pH là thang điểm được sử dụng để đo độ axit hay kiềm. Thang điểm từ 1
đến 14 với sự cân bằng
trung tính ở mức
7, còn lại hoặc là axit hay kiềm. Khả năng hấp thụ dưỡng chất của cây ớt
được xác
định bởi độ pH và
nhiệt độ. Nếu đất trồng axit quá hây kiêm quá thì cây trồng sẽ khó chiết
xuất những
gì chúng cần. Điều
này sẽ dẫn đến cá triệu chứng thiếu hụt dưỡng chất.
Các
Loại Phân Bón
Có nhiều loại phân bón có sẵn, và phần lớn đều in mức độ cân bằng NPK đâu
đó trên nhãn. Các loại
phan bón phổ biến
nhất là các loại đa mục đích chứa lượng Đạm, Lân, Kali cân bằng. và do đó
được
gọi là phân bón "thức ăn cà chua" có hàm lượng
Lân cao hơn, được thiết kế để giúp cây trồng đến kỳ
nở hoa và ra quả. Bạn có thể chọn dạng bột hoặc dạng lỏng, loại lỏng
cho phép chất dinh dưỡng được
cây ớt hấp thụ nhanh hơn. Và bạn còn
có thể mua loại phân bón được thiết kế để đẩy mạnh các yếu tố
vi lượng.
Hữu cơ
Một câu hỏi khác bạn có thể có về phân bón hữu cơ, cụ thể là, đây có phải
là một lựa chọn để trồng ớt
hay không? Câu trả lời là có, nhất định
rồi! Vì chúng ta ngày càng nhận thức hơn về vấn đề môi
trường, chúng ta có thể quyết định
không sử dụng các hóa chất được sản xuất để bón cho cây ớt. Phân
bón hữu cơ có tác dụng giống hệt là cung
cấp dưỡng chất cần thiết cho cây ớt để cây khỏe mạnh và
phát triển mạnh. Các dưỡng chất hữu
cơ thường có xu hướng có các giá trị NPK thấp hơn các dưỡng
chất hóa học. Ví dụ bã cà phê có hàm
lượng khoảng 2-0.3-0.6. Ngay cả khi có giá trị NPK thấp hơn,
phân bón hữu cơ có thể dễ dàng cung
cấp đủ nên phải sử dụng cẩn thận để tránh bón thừa!
Các loại phân bón hữu cơ thương mại phổ biến nhất bao gồm bột huyết, cá và
xương là một loại phân
bón rất cân bằng. Bột cá có lượng
đạm và lân cao. Rong biển rất giàu kali và các yếu tố vi lượng khác.
Cũng nên lưu ý rằng hầu hết các loại
phân bón hữu cơ nên được "ủ" (và do đó hầu như đều phân hủy)
trước khi bón vào đất trồng. Còn có
một giới hạn về lượng "phân bón xanh" mà bạn có thể bổ sung một
cách an toàn vào đất trồng, mặc dù chất
đạm không được giải phóng cho đến khi phân hủy diễn ra
trong mọi trường hợp. Vậy, bạn đã
tưởng tượng ra cách làm hỗn hợp phân bón hữu cơ chưa?
Cỏ Linh lăng: 2.45/05/2.1
Quả Táo: 0.05/0.02/0.1
Lá Táo: 1.0/0.15/0.4
Bã Táo: 0.2/0.02/0.15
Vỏ Táo (tro) : 0/3.0/11/74
Bã chuối (tro): 1.75/0.75/0.5
Đai mạch (hạt): 0/0/0.5
Đại mạch (rơm): 0/0/1.0
Đá Bazan: 0/0/1.5
Phân Dơi: 5.0-8.0/4.0-5.0/1.0
Đậu (hạt và vỏ): 0.25/0.08/03
Bã Rượu: 0.4/0.4/0.7-4.1
Bột huyết: 15.0/0/0
Dịch xương: 1.5/0/0
Bột xương (thô): 3.3-4.1/21.0/0.2
Bột xương (hấp): 1.6-2.5/21.0/0.2
Bã Bia (ướt): 1.0/0.5/0.05
Rơm Kiều mạch: 0/0/2.0
Vỏ Dưa ruột vàng (tro): 0/9.77/12.0
Bã Thầu dầu: 4.0-6.6/1.0-2.0/1.0-2.0
Sậy đuôi mèo và cọng hoa huệ nước: 2.0/0.8/3.4
Hạt sậy đuôi mèo: 0.98/0.25/0.1
Phân Gia súc (tươi): 0.29/0.25/0.1
Lá Anh đào: 0.6/0/0.7
Phân Gà (tươi): 1.6/1.0-1.5/0.6-1.0
Cỏ Ba lá: 2/0/0/0 (còn chứa canxi)
Mạt vỏ Cacao: 1.0/1.5/1.7
Bã Cà phê: 2.0/0.36/0.67
Ngô (hạt): 1.65/0.65/0.4
Ngô (vỏ xanh): 0.4/0.13/0.33
Bắp ngô: 0/0/2.0
Vỏ ngô: 0.42/0/0
Thân ngô: 0.75/0/0.8
Vỏ hạt bông (tro): 0/8.7/23.9
Bột hạt bông: 7.0/2.0-3.0/1.8
Chất thải bông (nhà máy): 1.32/0.45/0.36
Cây Đậu đũa: 3.0/0/2.3
Đậu đũa (vỏ xanh): 0.45/0.12/0.45
Đậu đũa (hạt): 3.1/1.0/1.2
Táo dại (xanh): 0.66/0.19/0.71
Táo dại (khô, bột): 10.0/0/0
Táo dại (tươi): 5.0/3.6/0.2
Vỏ dưa chuột (tro): 0/11.28/27.2
Huyết khô: 10.0-14.0/1.0-5.0/0
Phân Vịt (tươi): 1.12/1.44/0.6
Trứng: 2.25/0.4/0.15
Vỏ trứng: 1.19/0.38/0.14
Lông vũ: 15.3/0/0
Rác nỉ: 14.0/0/1.0
Đậu răng ngựa (hạt): 4.0/1.2/1.3
Đậu răng ngựa (thân): 1.7/0.3/1.3
Cá (khô, bột): 8.0/7.0/0
Bã Cá (tươi): 6.5/3.75/0
Bột Glutin: 6.4/0/0
Bột Granite: 0/0/3.0-5.5
Vỏ quả nho (tro): 0/3.6/30.6
Lá nho: 0.45/0.1/0.4
Bã nho: 1.0/0.07/0.3
Cỏ (non): 1.0/0/1.2
Cát: 0/1.5/7.0
Tóc: 14/0/0/0
Bột Móng và Sừng: 12.5/2.0/0
Phân Ngựa (tươi): 0.44/0.35/0.3
Tro Rác: 0.24/5.15/2.33
Sứa (khô): 4.6/0/0
Cỏ Lam Kentucky (xanh): 0.66/0.19/0.71
Cỏ Lam Kentucky (khô): 1.2/0.4/2.0
Bụi Lông gia súc: 11.0/0/0
Bã Chanh: 0.15/0.06/0.26
Vỏ Chanh (tro): 06.33/1.0
Phế liệu Tôm: 4.5/3.5/0
Sữa: 0.5/0.3/0.18
Cỏ Kê: 1.2/0/3.2
Cặn Mật: 0.7/0/5.32
Chất thải Mật: 0/0/3.0-4.0
Bùn (nước sạch): 1.37/0.26/0.22
Bùn (tự nhiên): 0.99/0.77/0.05
Kỹ Thuật Thủy Canh Cây Ớt
|
|
Bùn (dạng muối): 0.4.0/0
Trai: 1.0/0.12/0.13
Vỏ quả Hạch: 2.5/0/0
Lá Sồi: 0.8/0.35/0.2
Sồi (hạt): 2.0/0.8/0.6
Sồi (vỏ xanh): 0.49/0/0
Rơm Yến mạch: 0/0/1.5
Bã Ôliu: 1.15/0.78/1.3
Bã Cam: 0.2/0.13/0.21
Vỏ Cam: 0/3.0/27.0
Hàu: 0.36/0/0
Lá Đào: 0.9/0.15/0.6
Vỏ Đậu: 1.5-2.5/0/1.4
Đậu (hạt/nhân): 3.6/0.7/0.45
Vỏ hạt đậu: 3.6/0.15/0.5
Quả Đậu (tro): 0/3.0/9.0
Đậu (cây): 0.25/0/0.7
Lá Lê: 0.7/0/0.4
Phân chim (tươi): 4.19/2.24/1.0
Rau lợn (thô): 0.6/0.1/0
Cuống Táo: 0.5/0.12/0.03
Vỏ Khoai tây (tro): 0/5.18/27.5
Củ Khoai tây: 0.35/0.15/2.5
Dây Khoai tây (khô): 0.6/0.16/1.6
Rác Tỉa cây: 0.18/0.07/0.31
Bí đỏ (tươi): 0.16/0.07/0.26
Lông Thỏ (tro): 0/0/13.04
Phân Thỏ: 2.4/1.4/0.6
Cỏ phân hương: 0.76/0.26/0
Bột hạt nho: 0/1.0=2.0/1.0=3.0
Lá mâm xôi: 1.45/0/0.6
Cỏ ba lá đỏ: 2.1/0.6/2.1
Cỏ đỏ ngọn: 1.2/0.35/1.0
Cặn đá và trai biển: 0.22/0.09/1.78
Hoa hồng: 0.3/0.1/0.4
Rơm lúa mạch: 0/0/1.0
Cỏ Mặn: 1.1/0.25/0.75
Bã cá trích: 8.0/7.1/0
Rong biển (khô): 1.1-1.5/0.75/4.9
Rong biển (tươi): 0.2-0.4/0/0
Phân Cừu và Dê (tươi): 0.55/0.6/0.3
Vải và Nỉ: 8.0/0/0
Đầu Tôm (khô): 7.8/4.2/0
Chất thải Chế biến Tôm: 2.9/10.0/0
Bột vỏ hàu rây: 0.36/10.38/0.09
Chất thải xưởng lụa: 8.0/1.14/1.0
Kén tằm:10.0/1.82/1.08
Bùn đặc: 2.0/1.9/0.3
Bùn đặc (hoạt tính): 5.0/2.5-4.0/0.6
Tro Bồ hóng/Lò lửa:0/0/4.96
Rơm lúa miến:0/0/1.0
Cỏ Đậu nành: 1.5-3.0/0/1.2-2.3
Sao biển: 1.8/0.2/0.25
Chất thải chế biến đường (thô): 2.0/8.0/0
Khoai tây ngọt: 0.25/0.1/0.5
Phân Lợn (tươi): 0.6/0.45/0.5
Tro Sồi nâu: 0/0.34/3.8
Tro Sồi nâu (pha): 0/1.75/2.0
Bã làm phân: 3.0-11.0/2.0-5.0/0
Bã chè: 4.15/0.62/0.4
Cỏ đuôi mèo: 1.2/0.55/1.4
Lá thuốc lá: 4.0/0.5/6.0
Cọng thuốc lá: 2.5-3.7/0.6-0.9/4.5-7.0
Quả cà chua: 0.2/0.07/0.35
Lá cà chua: 0.35/0.1/0.4
Thân cây cà chua: 0.35/0.1/0.5
Bã dầu tung: 6.1/0/0
Cây đậu tằm: 2.8/0/2.3
Bùn rác: 9.5/0/0
Cám lúa mì: 2.4/2.9/1.6
Lúa mì (hạt): 2.0/0.85/0.5
Rơm lúa mì: 0.5/0.15/0.8
Cỏ ba lá trắng (xanh): 0.5/0.2/0.3
Cây mạch đen: 0/0/1.0
Tro củi: 0/1.0-2.0/6.0-10.0
Chất thải chế biến len: 3.5-6.0/2.0-4.0/1.0-3.5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thủy canh - trồng cây trong nước -
có hai mối quan tâm, sự phức tạp và chi phí cao. Hướng dẫn này có những
nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật trồng ớt trong nước và những kết quả
tuyệt vời có thể đạt được với chi phí thấp nhờ sử dụng các hệ thống do
chính tay mình làm (DIY). Hiểu được các yêu cầu cơ bản sẽ cho phép bạn
xây dựng các hệ thống của riêng mình từ những vật dùng thường ngày. Hiểu
được thuật ngữ sẽ làm cho kỹ thuật này có vẻ quen thuộc với người làm
vườn hơn là khoa học. Chủ đề này là một lĩnh vực nghiên cứu tích cực
trên toàn thế giới và có nhiều sự phát triển về công nghệ và các kỹ thuật
được sử dụng để cho phép những người trồng ớt thương mại tối đa hóa sản
lượng. Ở đây sẽ bỏ qua những hệ thống cao cấp trong thời điểm này và tập
trung vào việc làm sao để càng đơn giản càng tốt để chúng ta có thể trải
nghiệm ở nhà kính của mình và so sánh kết quả với những phương pháp
truyền thống hơn mà không phải tiêu quá nhiều tiền bạc.
Thủy
Canh Là Gì, Tại Sao Phải Phiền Phức Và Đôi Chút Về Lịch Sử...
|
Thủy canh là gì?
|
Có lẽ bạn không cần đến câu trả lời cho câu
hỏi này (và không cần dựa vào nguồn gốc ngôn ngữ Hy Lạp [1] của
từ Hydroponics) vì đơn giản
thủy canh là phương pháp trồng cây trong một dung dịch thức ăn (dưỡng
chất) cho cây trồng hòa tan trong nước mà không cần đất. Thay vì đất,
một vật liệu thoát nước nhanh (phương tiện hay nền đỡ) được sử dụng để
giữ thức ăn và không khí, hai yếu tố chủ yếu mà cây cần để phát triển
khỏe mạnh (mặt trời là yếu tố thứ ba). Cây ớt có xu hướng phát cũng
phát triển như bình thường và điều này cần sự bảo đảm hỗn hợp thức ăn
phải chứa các dưỡng chất cân bằng đáp ứng nhu cầu của cây.
Kỹ thuật thủy canh không phải là phép lạ biến
cây ớt thành siêu cây ớt; nó chỉ đơn giản là cung cấp cho cây ớt những
gì chúng cần để đạt được những tiềm năng tối đa. Nếu chúng ta làm đúng,
cây ớt không phải vất vả để tìm những gì chúng cần, tạo điều kiện để có
sự phát triển tối ưu và cho kết quả bội thu.
[1] Hydroponics,
thực tế bắt nguồn từ hydro – nghĩa là nước
và ponos – nghĩa là công việc.
|
Tại Sao Phải Phiền
Phức?
|
Đây là những lợi ích đáng kể trong phương pháp
thủy canh:
- Mật độ trồng thường cao
hơn nhiều so với các kỹ thuật truyền thống vì rễ không phải cạnh
tranh để giành dưỡng chất, thậm chí có thể trồng nhiều chậu thẳng
đứng.
- Sản lượng thường cao hơn
vì cây ớt có đủ những gì nó cần để tối đa sự phát triển và sản
xuất quả.
- Kỹ thuật này giúp sử
dụng tốt hơn các tài nguyên có sẵn mà hỗn hợp nước và phân bón
không biến mất vào đất để cây ớt bị thiếu hụt. Khi được sử dụng ở
quy mô thương mại, sự ô nhiễm cũng giảm xuống, vì nước thải của vụ
mùa không bị thải ra môi trường.
- Các mầm bệnh có trong
đất sẽ không tồn tại ở đây - không có đất mà!
- Phải làm ít công việc
hơn khi đã thiết lập - không phải liên tục thay chậu và không cần
sự giám sát, tưới nước hay bón phân riêng biệt.
- Bạn có thể trồng cây ớt
ở những nơi mà bình thường không thể được - bạn không cần vườn, có
thể trồng được trong nhà.
- Cây ớt phù hợp hơn với
kỹ thuật này.
- Bạn sẽ vui thích khi thử
sự khác biệt!
Kỹ thuật thủy canh giúp ta hiểu biết tốt hơn
về cách cây ớt hoạt động và điều này dẫn đến việc bạn có thể tạo ra
những vụ thu hoạch tốt hơn, chắn ăn hơn.
|
Đôi Chút Về Lịch Sử
|
Các nguyên tắc không có gì mới, người Aztec đã
đào kênh dẫn nước đến các khu trồng trọt của họ khoảng 7000 năm trước
(có lẽ để trồng ớt!) và người Ai Cập cổ đại dựa vào nguồn nước giàu
dưỡng chất phù sa từ sông Nile để trồng trọt khoảng 5000 năm trước.
Gần đây hơn, vào những năm 1920, Giáo sư
Gericke của Đại học tổng hợp California đã chứng tỏ rằng có thể trồng
cà chua thành công chỉ nhờ sử dụng hỗn hợp nước và dưỡng chất. Người ta
tin rằng ông đã gọi kỹ thuật này bằng cách tên mà tất cả chúng ta đều
biết đến ngày nay, Hydroponics. Từ đó, việc sử dụng kỹ thuật thủy canh
đã tăng lên đều đặn để có một tỷ lệ lớn nguồn lương thực của chúng ta
được gieo trồng nhờ nó.
Theo những tài
liệu ghi chép bằng chữ tượng hình của người Ai Cập trong vài trăm năm
trước Công nguyên, đã mô tả lại sự trồng cây trong nước..Sự nghiên cứu
trong những năm gần đây nhất cho thấy vườn treo Babilon và vườn nổi
Kashmir và tại Aztec Indians của Mexico cũng còn những nơi trồng cây
trên bè trong những hồ cạn. Hiện tại vẫn còn nhiều bè trồng cây được
tìm thấy ở gần thành phố Mexico. Năm 1699 John Woodward (người Anh) đã
trồng cây trong nước có chứa các loại đất khác nhau. Những năm 60 của
thế kỷ 19 Sachs & Knop (Đức) đã sản xuất ra các dung dịch để nuôi
cây. Trong những năm 30 của thế kỷ 20 TS.W.F.Gericke (California) đã
phổ biến rộng rãi thủy canh ở nước Mỹ. Những nông trại thủy canh di
động đã cung cấp thực phẩm rau tươi cho lính Mỹ trong suốt thời gian
chiến tranh quân sự tại Nam Thái Bình Dương. Trong số đó trang
trại lớn nhất rộng 22 hecta ở Chofu Nhật Bản.
Ngay tại Mỹ,
thủy canh được dùng rộng rãi cho mục đích sản xuất kinh doanh hoa như:
Cẩm Chướng, Layơn, Cúc… Các cơ sở lớn trồng hoa bằng thủy canh còn
có ở Ý, Tây Ban Nha, Anh, Đức & Thụy Điển…
Trong khi đó ở
các vùng khô cằn như Vịnh Ả rập, Israel, thủy canh được sử dụng rất phổ
biến để trồng rau. Ở các nuớc Châu Mỹ La Tinh rau sạch cũng là sản
phẩm chính của thủy canh. Hà Lan có hơn 3600 cây trồng không cần đất,
Nam Phi có khoảng 400 ha.
Ở Singapore liên
doanh Areo green Technology là công ty đầu tiên ở châu Á áp dụng kỹ
thuật thủy canh trồng rau trong dung dịch dinh dưỡng, không cần đất và
không phải dùng phân hóa học có hại để sản xuất rau với quy mô lớn.
Hàng năm Singapore tiêu thụ lượng rau trị giá 260 triệu USD. Vì đất có
giới hạn nên hơn 90% rau xanh được nhập khẩu, hiện tại nông trại Areo
Green ở Lim Chu Kang trị giá 5 triệu USD đang được thu hoạch khoảng 900
kg rau mỗi ngày.
Nhật Bản đã và
đang đẩy mạnh kỹ thuật thủy canh để sản xuất rau sạch. An toàn
thực phẩm là một trong những vấn đề mà người Nhật rất quan tâm, họ luôn
lo ngại và thận trọng đối với những phụ gia thực phẩm hay thuốc trừ sâu
nông nghiệp. Hơn nữa vì diện tích đất canh tác quá hạn hẹp nên chính
phủ Nhật rất khuyến khích và trợ giúp kiểu trồng này, rau sạch sản xuất
bằng phương pháp này giá đắt hơn 30% so với rau trồng ở môi trường bên
ngoài nhưng tiêu dùng vẫn chấp nhận.
|
·
Các Hệ Thống
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mô Tả Về
Các Hệ Thống Trồng Cây Ớt Trong Nước Phổ Biến
|
Các Nguyên Lý Chung và Các Loại
Hệ Thống
|
Các hệ thống trồng cây trong nước nhằm mục
đích cung cấp cho cây tất cả những gì chúng cần với tỷ lệ hợp lý ở
mỗi giai đoạn của vòng đời. Để hiểu được điều này bạn nên tìm hiểu về
cách cây trồng hoạt động và hoạt động của chúng liên quan đến trồng
cây trong nước như thế nào.
Cây trồng sử dụng các dưỡng chất khoáng từ
đất, các thành phần chứa trong nước, CO2 từ không khí và ánh nắng mặt trời để tạo ra
những chất chúng cần để phát triển. Rễ cây tìm thêm dưỡng chất khi
cây phát triển bằng cách lan rộng ra trong đất trồng. Nó phải sử dụng
một số protein mà nó tạo ra nhờ sự phát triển một mạng lưới rễ lớn để
duy trì sự phát triển. Cuối cùng, điều này lại là sự hạn chế của cây
trồng. Mỗi cây cần một diện tích nhất định để giải phóng dưỡng chất,
chúng phải cạnh tranh với cấc cây khác trong vùng một khu vực và có
thể phải mở rộng mạng rễ để lấy những chất chúng cần. Đây là lý do
các gói hạt giống đều ghi khuyến cáo về khoảng cách tối thiểu.
Trong kỹ thuật trồng cây trong nước, thức ăn
và nước được cung cấp bởi hỗn hợp dưỡng chất, đất được thay bằng chất
nền. Các dưỡng chất có sẵn liên tục và cấu trúc mở của vật liệu trồng
cây giúp cây dễ dàng lấy ôxi từ không khí. Cây không phải làm việc
quá nhiều để lấy các dưỡng chất cần thiết, dưỡng chất tự đến với cây
và với tỷ lệ thích hợp. Năng lượng thay vì được tiêu tốn để tìm dưỡng
chất nay có thể được sử dụng cho sự phát triển phía trên bề mặt, rốt
cuộc sẽ làm tăng sản lượng. Ánh sáng và nhiệt độ nhân tạo có thể thay
thế ánh sáng và sức nóng của mặt trời nhưng tốt nhất nên sử dụng ánh
sáng tự nhiên để giản tiện hơn và hạ thấp chi phí.
Một hệ thống trồng cây ớt trong nước tiêu
biểu bao gồm một bể chứa hay thùng chứa một số thứ gồm hỗn hợp dưỡng
chất, một số loại có chất nền để đóng vai trò như miếng bọt biển để
giữ dưỡng chất trong một thời gian và làm giá đỡ cho cây ớt, một số
loại khác đỡ cây ớt trực tiếp với rễ cây tiếp xúc với dưỡng chất. Một
chiếc bơm được sử dụng làm phương tiện giúp dưỡng chất tiếp xúc với
cây ớt mà không phải làm nhiều việc liên quan đến tưới nước và chăm bón
thủ công nhờ bình tưới. Tại đây chúng ta thảo luận về nhiều cách khác
nhau để kết hợp những thành phần này thành một hệ thống hoạt động
tốt.
Hệ thống
trồng ớt trong nước đơn giản nhất có thể thiết lập nhờ sử dụng một xô
nước có đục lỗ ở đáy. Xô nước được đổ đầy vật liệu thoát nước tự do
không có chất hữu cơ có thể để không làm thay đổi sự cân bằng của
dưỡng chất. Cát, peclit, đất sét viên hay bông đá đều có thể sử dụng.
Cây ớt được chuyển sang chậu có cấu trúc mở và được trồng vào vật
liệu. Dưỡng chất được pha trộn và giữ trong bình tưới. Thứ này được
sử dụng để tưới nước cho cây ớt bằng tay nếu cần. Một thùng chứa khác
được đặt bên dưới lỗ thoát nước để giữ lại những gì thoát ra.
Dưỡng
chất được giữ trong những khoảng trống giữa các vật liệu và được cây
ớt sử dụng. Bản chất thoát nước tự do còn đảm bảo rằng cây ớt không
bị úng nước và có thể sử dụng ôxi. Điều này cộng thêm ánh nắng mặt
trời sẽ đem lại tất cả những gì cây cần để phát triển tích cực. Hệ
thống hai thùng chứa là cơ bản trong số phần lớn các hệ thống trồng
cây trong nước và mặc dù xô nước được thay thế bởi các đồ đựng có
hình dạng và kích thước khác nhau, và dưỡng chất được tái sinh bởi
chiếc bơm, các nguyên lý là giống nhau.
Các hệ
thống trồng cây trong nước (thủy canh) có thể được phân loại sơ bộ
thành bốn nhóm sau đây:
- Hệ Thống Không Hồi Lưu
- Hệ Thống Hồi Lưu Gián
Đoạn
- Hệ Thống Hồi Lưu Liên
Tục hay Hệ Thống Tuần Hoàn
- Hệ Thống Thủy-Khí Canh
hay Khí Canh
Chi tiết
hơn như dưới đây.
|
Hệ Thống Không Hồi Lưu
|
Hệ thống này tận dụng bể
chứa dưỡng chất có bè nhựa polystyren nổi trên đó. Các bè nhựa được
đục nhiều lỗ đủ lớn để giữ một chậu có cấu trúc mở có đường kính
50-100mm. Rễ cây phát triển qua cấu trúc mở này và liên tục được ngâm
trong dưỡng chất được ngâm khí để giữ cho cây khỏi bị tù đọng. Những
cây trồng phát triển nhanh như rau diếp thường được canh tác nhờ sử
dụng hệ thống này. Kỹ thuật này không phải phù hợp nhất cho những cây
trồng cần thời gian dài hơn để trưởng thành vì có thể gặp những vấn
đề về rễ do bị ngâm liên tục.
|
Hệ Thống Hồi Lưu Gián Đoạn
|
Hệ thống xô nước đơn giản
nằm trong nhóm này, dòng hồi lưu gián đoạn được cung cấp bởi một bình
tưới nước. Một ví dụ tinh vi hơn cho hệ thống này là Ngập & Xả
hay Triều Xuống & Triều Lên. Một thùng chứa được đổ đầy vật liệu
thoát nước tự do và cây được trồng trực tiếp trong chất nền hay trong
chậu có cấu trúc mở. Chậu giúp người trồng linh hoạt hơn một chút vì
cây có thể được di chuyển khi chúng lớn hơn hay hệ thống cần bảo
dưỡng. Dưỡng chất trong hệ thống này định kỳ được bơm vào thùng hay
khay chứa nơi đặt cây trồng, cho tới khi đầy và chạm tới nắp tràn,
làm ngập rễ cây. Và dưỡng chất quay lại nơi chứa thông qua nắp tràn.
Sau một thời gian ngập ngắn, bơm được tắt và dưỡng chất trong thùng
chứa cây được xả lại xuống lỗ bơm để lại một lượng nhỏ còn lại ở
những khoảng trống giữa vật liệu. Không khí sạch cũng được bẫy lại.
Chu kỳ được lặp lại lúc ngừng lúc nghỉ, tần suất được xác định theo
nhu cầu của cây trồng và sự lựa chọn vật liệu, sự ngập tràn không
thường xuyên khi cây còn nhỏ tăng dần lên khi cây phát triển và cần
được chăm bón nhiều hơn.
|
Hệ Thống Hồi Lưu Liên Tục
|
Trong hệ thống này, dung
dịch dưỡng chất liên tục được bơm qua bộ rễ cây. Kỹ Thuật Thủy Canh Màng Dinh Dưỡng (NFT) thuộc nhóm này và là một trong những loại kỹ
thuật trồng cây trong nước phổ biến nhất. Các hệ thống rất khác nhau
về cấu tạo từ Màng luồng kép và Dàn khoan phun sương mà ở đó màng
dinh dưỡng được bổ sung bằng việc phun sương trong phần trên của
kênh, cho đến những hệ thống đơn giản làm từ các ống nước mưa hay các
máng nhựa. Cây thường được treo trong các chậu có cấu trúc mở trong
ống hay kênh có một dòng cạn dưỡng chất chảy bên dưới. Độ sâu của
dòng này rất quan trọng, quá sâu thì rễ sẽ không nhận được ôxi và sẽ
bị thối. Dòng chảy được trả lại từ cuối kênh để vào thùng chứa cho sự
tuần hoàn. Không có vật liệu hay giá thể nào khác được sử
dụng.
|
Tưới Tiêu Nhỏ Giọt là một
kỹ thuật Thủy canh Hồi lưu liên tục phổ biến khác, ở đây dưỡng chất
với tốc độ dòng chảy chậm hơn được nhỏ giọt vào vật liệu đỡ cây
trồng. Nếu sự cân bằng của nguồn cung cấp dưỡng chất để cây sử dụng
là rất tốt thì sẽ có rất ít hỗn hợp dưỡng chất quay lại thùng chứa và
hệ thống cụ thể này có thể phân loại thành Không Tuần Hoàn, nhưng là
với sự cân bằng hoàn hảo. Các chậu có vật liệu dạng hạt hay các miếng
bông đá được sử dụng trong kỹ thuật này. Nguồn cung cấp dưỡng chất
đều đặn sẵn có cho cây trồng và tốc độ dòng chảy chậm đản bảo cho
phương tiện có thể chứa một lượng lớn ôxi. Tấm xốp đặc đặc biệt ưa
thích. Đặt trong một chiếc khay nhựa hơi nghiêng đơn giản có những
vết cắt rạch bên dưới để đóng vai trò các lỗ thoát nước và cắt hở
phía trên để đặt cây giống, cho phép rễ phát triển trong các tấm xốp.
Các chốt tưới nhỏ giọt được đẩy vào tấm xốp được nhúng vào tấm xốp
theo chu kỳ cung cấp cho cây trồng một luồng dưỡng chất liên tục.
Dưỡng chất trở lại thùng chứa thông qua van xả ở đáy khay. Các miếng
sợi dừa cũng có thể được sử dụng theo cách tương tự.
|
Hệ Thống Khí Canh
|
Hệ thống này thường được
xây dựng từ một thùng chứa duy nhất. Bề mặt trên được đục nhiều lỗ để
giữ các chậu có cấu trúc mở để rễ cây treo trên một khoảng không như
hình bên. Rễ cây được phun sương bởi một thiết bị phun dưỡng chất,
hoặc gián đoạn hoặc liên tục. Bình phun có thể làm từ một bình tưới
đơn giản hay từ một thiết bị phun sương chạy điện tinh xảo hơn, tạo
ra màn sương rất đẹp. Không có vật liệu nào khác được sử dụng. Môi
trường giàu ôxi này đặc biệt thích hợp với cây non có bộ rễ đang phát
triển.
Bộ rễ cây trồng theo công nghệ này hoàn toàn nằm trong không
khí, chất dinh dưỡng và nước được phun theo chu kỳ lên toàn bộ bộ rễ.
Dung dịch thừa được thu lại, lọc, bổ sung để tiếp tục sử dụng. Theo
tính toán, áp dụng công nghệ khí canh có thể giảm 90% chi phí về
nước, 95% phân bón và 99% thuốc bảo vệ thực vật.
Trong hệ thống khí canh, nhiệt độ ở vùng rễ luôn thấp hơn
nhiệt độ ngoài trời khoảng 2oC do hiệu ứng bốc hơi, nhờ
vậy cây sinh trưởng nhanh hơn trong đất. Công nghệ khí canh không sử
dụng đất nên môi trường có độ sạch cao, cây sạch bệnh. Khi trong hệ
thống có một cây bị nhiễm bệnh thì có thể di chuyển ra khỏi hệ thống
để không ảnh hưởng đến cây khác.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
·
|
|
|